Có nhiều cách để cài đặt WordPress trên máy Windows, trong bài này tôi sẽ sử dụng WampServer. Wamp là từ viết tắt của Windows, Apache, MySQL, PHP.
Cài đặt WampServer
Đầu tiên download bạn tải WampServer về máy tính của bạn.
Sau đó bạn tiến hành cài đặt WampServer.
Lưu ý: Trước khi cài đặt WampServer thì phần mềm yêu cầu máy tính của bạn phải cài đặt sẵn một số gói Visual C++ Redistributable. Bạn hãy tải các gói theo yêu cầu và cài lên máy tính trước khi cài WampServer. Nếu máy tính của bạn đang có IIS thì bạn nên disable nó hoặc chuyển default website trong IIS (hoặc bất cứ website nào đang sử dụng port 80) sử dụng port khác chẳng hạn như 8080.
Sau khi thỏa mãn các điều kiện cài đặt, bạn tiến hành cài đặt. Quá trình cài đặt cũng rất đơn giản và không phải chỉnh gì thêm. Bạn sẽ được yêu chọn trình duyệt và text editor mặc định mà WampServer sẽ sử dụng.
Tạo database cho WordPress
Bạn thực hiện khởi chạy WampServer nếu chưa mở nó.
Sau đó nhấp chuột trái vào biểu tượng WampServer ở taskbar và chọn phpMyadmin.
Bạn sau đó phần mềm sẽ mở trang web của phpMyadmin trong trình duyệt. Bạn sẽ nhìn thấy màn hình đăng nhập nơi bạn có thể điền thông tin đăng nhập như sau:
Username: root
Password: (bỏ trống)
Trong mục Databases bên trái, bạn chọn New để tạo database cho WordPress site. Bạn cần chuyển qua mục User để chắc là có database user liên kết đến Database vừa tạo. Ở đây tôi không tạo user mới mà sử dụng luôn user root cho Database vừa tạo.
Cài đặt WordPress
Sau khi bước chuẩn hoàn tất, bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress bằng các bước sau:
Tải bộ cài WordPress mới nhất về máy tính. Upload và giải nén vào thư mục C:/wamp64/www trên máy tính. Lúc này ta có đường dẫn tới thư mục chứ wordpress như sau: C:/wamp64/www/wordpress
Mở trình duyệt, điền localhost/wordpress và bạn chọn ngôn ngữ trang web của bạn sẽ sử dụng. Ở bước tiếp theo bạn sẽ thấy màn hình để nhập thông tin database.
Nhập các thông tin database bạn đã thực hiện ở bước chuẩn bị:
Database name – điền tên bạn đã tạo ở trên. Đối với ví dụ này, tôi sử dụng w0rdpr3ss.
Username – root
Password – để trống
Database Host – localhost
Table Prefix – mặc định là wp_. Bạn có thể đổi nó nếu muốn an toàn hơn.
Bạn nhấn Submit để hoàn tất. Vậy là quá trình cài đặt đã xong và bạn đã cài xong WordPress trên hệ điều hành Windows.